Đổi mới rất mạnh mẽ phân cấp phân quyền
Chiều 29/10, thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng dành thời gian trao đổi về một số băn khoăn đặt ra của đại biểu. Ông Dũng nhấn mạnh, nói về phân cấp, phân quyền dự án đầu tư công, đổi mới lần này rất mạnh mẽ.
“Hội nghị Trung ương 10 đã quyết định, Trung ương quyết thì Trung ương làm, địa phương quyết thì để địa phương làm và địa phương có trách nhiệm”, ông Dũng cho hay.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Như Ý.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, dự án luật lần này được thiết kế theo hướng linh hoạt. Nếu cấp huyện, tỉnh thấy năng lực cấp dưới không đủ thì không phân hoặc phân rồi nhưng thấy họ không làm được thì rút về. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, phân cấp không có nghĩa cái gì cũng phân cấp xuống cấp dưới.
“Phân cấp xuống mà không làm được thì một là làm sai, hai là nằm im ở đó, như thế thì không được”, ông Dũng nói và mong đại biểu Quốc hội ủng hộ tinh thần phân cấp mạnh mẽ, như tinh thần Hội nghị Trung ương 10 đã đưa ra.
Tại sao bao quyết sách, nỗ lực nhưng giải ngân vẫn thấp?
Tại phiên thảo luận ở tổ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi các dự án đầu tư công để giảm thời gian “delay” của dự án, tránh tình trạng vốn, dự án chờ mặt bằng. Theo ông, đây là vấn đề vướng mắc nhất trong giải ngân vốn đầu tư công và lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo tách "giải phóng mặt bằng" thành dự án riêng, không phụ thuộc hoặc liên quan đến dự án đầu tư công.
“Tại sao bao nhiêu quyết sách, nỗ lực nhưng năm 2024 lại giải ngân thấp hơn năm 2023? Có nhiều nguyên nhân nhưng có cái quan trọng là giải phóng mặt bằng”, Bộ trưởng KH&ĐT lý giải.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nay khi có quyết định đầu tư, chúng ta mới giải phóng mặt bằng, đo đạc, kiểm đếm, phương án đền bù, xây tái định cư… cứ tuần tự dự án đầu tư công mất rất nhiều thời gian.
Lần này, sửa Luật Đầu tư công chỉ căn cứ vào quy hoạch, căn cứ nguồn vốn đã được xác định, khu tái định cư đã được xác định, quyết tâm của cấp ủy, người đứng đầu… để triển khai dự án, tách giải phóng mặt bằng riêng. Ông Dũng khẳng định, các yếu tố này quyết định thành công dự án đầu tư công, và nếu làm được sẽ giảm được 6-8 tháng cho mỗi dự án.
Như vậy, khi quyết định đầu tư thì triển khai ngay. Quan trọng nhất là tách bạch 3 khâu trong quá trình thực hiện: Chuẩn bị đầu tư, làm thủ tục và chuẩn bị thực hiện dự án (giải phóng mặt bằng) rồi đến xây lắp dự án. Sẽ quy định rõ trách nhiệm khâu nào, ai, đơn vị nào chịu trách nhiệm, như thế sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong chậm giải ngân vốn đầu tư công 27/10/2024 Đề nghị xét lại năng lực vốn của nhà đầu tư muốn làm khu công nghiệp ở Hải Dương 23/10/2024 Lý do Bình Thuận giải ngân đầu tư công thấp hơn cả nước 21/10/2024 Đầu tư nhiều công trình mang dấu ấn Việt Nam 19/10/2024Kinh tế
Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm
Kinh tế
Chủ đầu tư dự án tai tiếng ‘xin’ Trung ương 220 tỷ đồng
Kinh tế
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới
Kinh tế
Sẽ mời tư vấn quốc tế lập phương án khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Kinh tế
Đăng thảo luận