Để đi đường dài và bền vững, du lịch Việt cần “xanh” từ tuy duy đến hành động. Bởi theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), Tiến sỹ Võ Trí Thành, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những doanh nghiệp có trách nhiệm xanh, trách nhiệm xã hội thì hiệu quả kinh doanh cũng như hình ảnh thương hiệu sẽ tốt hơn.
Không còn là câu chuyện đánh đổi được - mất
- Chuyển đổi xanh là câu chuyện của rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, nhưng theo ông với du lịch, đâu là thách thức lớn nhất?
Tiến sỹ Võ Trí Thành: Theo tôi, trong du lịch có 2 thách thức lớn nhất. Thứ nhất là thay đổi nhận thức để làm sao chuyển thành hành vi của tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái du lịch. Bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và trực tiếp phục vụ con người, nên việc biến từ nhận thức thành hành vi ứng xử cho đến sản phẩm, rồi sự chuyển động của tất cả các ngành, lĩnh vực và các bên liên quan, như: Doanh nghiệp, khách du lịch, người dân, đặc biệt là người dân ở các điểm đến, các cộng đồng…
Thách thức thứ hai, tôi nghĩ là bắt đầu từ câu chuyện cạnh tranh. Xanh bây giờ không còn chỉ là cam kết, là chiến lược, là hành động có tính quốc gia mà quan trọng hơn, nó là đòi hỏi của chính thị trường, của con người với lối sống mới, cách tiêu dùng mới. Nếu chúng ta không sớm bắt nhịp thì năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam với du lịch các nước sẽ có những khoảng cách lớn hơn, nhất là với những nước có nền du lịch hấp dẫn trong khu vực.
Tiến sỹ Nguyễn Trí Thành. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)- Quá trình chuyển đổi xanh sẽ đòi hỏi rất nhiều chi phí và thường khi xanh hóa thì giá thành sản phẩm, giá thành tour tuyến cũng sẽ tăng theo. Điều này có gây khó khăn cho các doanh nghiệp không, thưa ông?
Đăng thảo luận