PV: Đã qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện chuyển đổi số như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Văn Trung: Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để đảm bảo thực hiện số hoá, thời gian qua Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh đã tham mưu phát triển hạ tầng số với mạng lưới viễn thông, cáp quang Internet, mạng 3G/4G đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối 3 cấp hành chính; Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (Trung tâm IOC) đã được vận hành, giúp lãnh đạo các cấp theo dõi, giám sát và ra quyết định liên quan đến các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng và vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center - DC) và Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) của tỉnh, triển khai các thiết bị bảo mật đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống và đã kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư.
Khu dân cư điện tử trên đường Lý Văn Lâm, khóm 6, phường 1, thành phố Cà Mau.PV: Xin ông cho biết, những kết quả nổi bật của tỉnh về chuyển đổi số?
Ông Trần Văn Trung: Về tạo lập dữ liệu số, tỉnh đã hoàn thành triển khai 13 cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung và 86 tập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tập trung thực hiện số hóa, tạo lập dữ liệu hộ tịch, đất đai.
Về kinh tế số, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử; có 98% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Về thương mại điện tử, có 6.000 hộ kinh doanh có tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử với tổng số sản phẩm bán trên sàn 734 sản phẩm.
Về xã hội số, 100% ấp/khóm thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. Các Tổ đã thực hiện làm mẫu, hướng dẫn cho hơn 210.000 hộ gia đình cài đặt, sử dụng các nền tảng số, chiếm 65% số hộ gia đình trên toàn tỉnh. Tỷ lệ đã cấp định danh điện tử (mức độ 1, mức độ 2) đạt gần 80% người dân trưởng thành.
Đối với chính quyền số, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước, được Thủ tướng Chính phủ biểu dương tại Hội nghị chuyên đề về dịch vụ công trực tuyến cuối tháng 8 vừa qua (Trong năm 2023, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 82,81%; thanh toán trực tuyến đạt 75,42%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 80,33%; thanh toán trực tuyến đạt 95,14%).
“Như vậy, chuyển đổi số của tỉnh bước đầu đã đạt được một số thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, tạo nền móng vững chắc cho công cuộc chuyển dịch cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân lên không gian số, thúc đẩy và phát triển chính quyền số, xã hội số và kinh tế số”, ông Trung chia sẻ.
PV: Theo ông, những hạn chế, khó khăn về chuyển đổi số của tỉnh thời gian qua ra sao?
Ông Trần Văn Trung: Thời gian qua việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được các ngành, các cấp đẩy mạnh triển khai nhưng số lượng người dân tham gia còn hạn chế, nguyên nhân chính là do người dân chưa thuần thục các thao tác sử dụng; tâm lý e ngại mất an toàn thông tin khi giao dịch trên môi trường mạng.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa đảm bảo để triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hoạt động của cơ quan nhà nước.
Một số cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ vai trò, tầm quan trọng đảm bảo an toàn thông tin trong CĐS hiện nay; công tác đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống dùng chung vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức.
Việc người dân tự thao tác, nộp hồ sơ trực tuyến còn hạn chế, đa số phải có sự hỗ trợ, hướng dẫn của công chức, viên chức (nhiều trường hợp công chức, viên chức phải làm thay). Nguyên nhân chính là do các thao tác thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến còn phức tạp, nhiều bước trung gian dẫn đến nhiều người dân chưa tự thực hiện được; khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin của nhiều người dân còn hạn chế.
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (Trung tâm IOC) đã được vận hành.
PV: Giải pháp để tỉnh Cà Mau tiếp tục thúc đẩy và tạo đột phá trong lĩnh vực chuyển đổi số?
Ông Trần Văn Trung: Tỉnh Cà Mau xác định “chuyển đổi số là cuộc cách mạng của toàn dân, và chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại”. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ đề xuất Chính phủ hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý an toàn, cần thiết thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đây là vấn đề cốt lõi, nền tảng làm cơ sở cho việc triển khai chuyển đổi số trong chính các cơ quan nhà nước, tháo gỡ những khó khăn, mâu thuẫn nội tại.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi ứng dụng trên thiết bị số, sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử.
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng mạng internet, bảo đảm băng thông rộng, ổn định, kết nối đến tất cả các cơ quan nhà nước, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Từ đó, hệ thống dữ liệu đáp ứng yêu cầu về quy mô, độ tin cậy, khả năng truy cập. Đồng thời, tăng cường đầu tư các hệ thống máy chủ đáp ứng yêu cầu về tính bảo mật, an toàn thông tin, khả năng mở rộng.
Xin cảm ơn ông!
Tuổi trẻ Cà Mau đồng loạt ra quân 'chuyển đổi số 92 ngày đêm' 07/06/2023 Cà Mau: Chuyển đổi số chỉ thành công khi người dân hiểu, tham gia và trở thành công dân số 11/10/2022 PV Xem nhiềuXã hội
Một số cán bộ xã, phường ở Hà Nội làm đơn xin thôi nhiệm vụ
Xã hội
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc
Xã hội
Bản tin 8H: Văn phòng Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Nhịp sống phương Nam
Trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về công tác cán bộ
Xã hội
Đăng thảo luận