Tết Trung thu diễn ra vào Rằm tháng 8, được tổ chức kéo dài từ 14-16/8 Âm lịch.
Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Tết Trung thu được tổ chức để tưởng nhớ chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn chỉ đạo lật đổ nhà Nguyên. Ngày lễ này cũng là dịp người nông dân cầu mong một mùa vụ bội thu.
Không gian tái hiện Tết Trung thu do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện.
Theo sách Việt Nam phong tục của soạn giả Phan Kế Bính, Tết Trung thu còn gọi là Tết trẻ em, với tục treo đèn bày cỗ xuất phát từ điển tích liên quan đến lễ sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, cả nước treo đèn kết hoa, lâu dần thành tục lệ. Do những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, Việt Nam cũng theo tục treo đèn vào đêm Rằm tháng 8.
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Văn bia chùa Đọi năm 1121 cũng cho thấy từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức linh đình trong phủ Chúa.
Tác phẩm Bắc Kỳ tạp lục (xuất bản năm 1903) của Henri-Emmanuel Souvignet viết: “Ngày 15 tháng 8 Âm lịch, Tết Trung thu, trong ngày này mọi người làm và ăn những chiếc bánh có hình mặt trăng".
Một cửa hàng bán đồ chơi ở phố Hàng Gai, Hà Nội xưa vào dịp Tết Trung thu.Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 thường có hoa quả, bánh kẹo. Người dân ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Vào ngày lễ, trẻ con rước đèn, kéo co, người lớn bày cỗ, hát trống quân.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trịnh Bách tái hiện không gian đón Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội.Mâm cúng Rằm tháng 8 thường có những loại trái cây như nải chuối chín, bưởi (mang ý nghĩa mọi sự vẹn tròn), quả hồng (tượng trưng cho sự no đủ), quả na (ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho may mắn),...
Mâm cỗ truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng. Các gia đình cũng chuẩn bị bánh nướng và bánh dẻo, thêm trà sen, trà nhài.
Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều loại quả, được tạo hình bắt mắt.
Các quốc gia ở châu Á đón Tết Trung thu với những nghi lễ, hoạt động khác nhau. Tại Nhật Bản, người dân mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà, họ bày biện cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.
Ở Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là chuseok (đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm). Đây là dịp người dân trở về quê hương, thực hiện các hoạt động cúng bái, đi tảo mộ, tặng quà nhau. Bánh Trung thu Hàn Quốc được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận giải thưởng Văn học Đông Nam Á 2024 16/09/2024 Thấy gì từ vụ sao kê 'chiếu mệnh'? 14/09/2024 Đấu giá hàng chục tranh Lê Phổ, bức cao nhất hơn 15 tỷ đồng 12/09/2024 Nghệ sĩ tới vùng lũ 13/09/2024Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận