Thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ nắng sang mưa vào những khoảng thời gian giao mùa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em khi sức đề kháng chưa được hoàn thiện.
Theo WHO, hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm theo mùa, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và 290.000-650.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 289.066 trường hợp mắc cúm mùa; riêng 4 bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và 03 bệnh viện Nhi đồng) đã tiếp nhận 238.000 ca bệnh hô hấp ở trẻ em là do sự thay đổi của thời tiết. Do đó, bố mẹ cần chú ý và áp dụng các biện pháp phòng tránh các bệnh do thời tiết thất thường để bảo vệ sức khỏe của con em mình.
1. Tại sao cần tăng sức đề kháng cho trẻ?
Sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể chính là khả năng phòng vệ trước sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chính vì thế, việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này sẽ giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng.
Đây cũng là điều thiết yếu để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và cũng là nền tảng vững chắc cho sức khỏe trong tương lai. Đặc biệt, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa nóng lạnh thất thường.
Thời tiết chuyển mùa, bệnh nhi nhập viện tăng cao. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)2. Trẻ thường mắc bệnh gì khi thời tiết nắng mưa thất thường?
Tình trạng thời tiết nắng mưa thất thường, thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm đột ngột chính là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại virus, vi khuẩn có hại phát triển. Chúng gây một số bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của bé.
Cảm cúm
Cảm cúm là tình trạng dễ xuất hiện nhất khi thời tiết nắng mưa thất thường. Khi đó trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi và quấy khóc. Nếu bố mẹ không biết cách xử lý khi con sổ mũi dạng lỏng kéo dài sẽ có nguy cơ đờm xuống cổ họng, gây viêm họng và nặng hơn là viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp trên
Bệnh do virus gây ra với các biểu hiện thường gặp như sốt, đau họng kèm ho, chảy mũi nước và hắt xì hơi. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng kèm theo tình trạng quấy khóc, ngủ kém. Các bệnh điển hình giúp phát hiện trẻ có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Viêm tai giữa
Đăng thảo luận