Chiều 11/9, anh Nguyễn Ngọc Lương – Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam chủ trì buổi làm việc với các tỉnh, thành Đoàn bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Tham gia buổi làm việc có các tỉnh, thành gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và trưởng các ban, đơn vị khối phong trào T.Ư Đoàn.
Tìm mọi cách tiếp tế cho người dân
Tại buổi làm việc, đại diện các tỉnh, thành Đoàn đã báo cáo nhanh thông tin thiệt hại về người và tài sản; sự chung tay, đồng lòng của Đoàn Thanh niên, đội hình tình nguyện hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả do bão, lũ; cũng như đưa ra các đề xuất nguồn lực hỗ trợ.
Anh Nguyễn Ngọc Lương – Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN chủ trì buổi làm việc.
Anh Nguyễn Hải Đăng - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Lào Cai cho biết, đến tối 10/9, Lào Cai có hơn 4.860 nhà bị ngập, nước cuốn trôi, tốc mái; hơn 1.307 ha ngô và hoa màu bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt nên việc tiếp cận các huyện khó khăn.
Trong đó, tại huyện Si Ma Cai, các tuyến đường bị sạt lở ngăn cách hoàn toàn. Các huyện, thị, thành Đoàn trên toàn tỉnh đã thành lập 70 đội hình tình nguyện đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nguồn lực đến người dân bị cô lập trong vùng lũ.
Nhiều đội hình phải đi bộ qua các quả đồi để mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân. Riêng ở Si Ma Cai, các đội hình tình nguyện phải chuyển đồ đến Mường Khương, qua 2 quả đồi mới mang được nhu yếu phẩm đến cho người dân.
Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Giang chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân
Anh Đăng đề xuất T.Ư Đoàn hỗ trợ nguồn lực cho Lào Cai gồm nhu yếu phẩm, 1.000 đèn pin, 1.000 bộ bếp ga mini; tiền mặt để bà con ổn định cuộc sống. Cùng đó, tăng cường lực lượng tình nguyện hỗ trợ Lào Cai vận chuyển tiếp tế đến các vùng bị ngập nặng.
Còn Tỉnh Đoàn Cao Bằng, đến nay đã thành lập đội hình thanh niên xung kích với phương châm “4 tại chỗ” tiếp cận các khu vực bị ngập. Những thanh niên có kỹ năng bơi lội tốt sử dụng thuyền bè để phát nhu yếu phẩm cho người dân.
Ở những khu vực nước rút, thanh niên tình nguyện nhanh chóng hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh đường sá, nhà cửa, phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, tình nguyện viên phối hợp với Ủy ban MTTQ để phân loại, bốc dỡ hàng hóa cứu trợ chuyển về các địa phương.
Thanh niên tình nguyện Thái Nguyên cõng người dân di dời khỏi vùng ngập lụt
Thái Nguyên là một trong những địa phương bị ngập lụt nặng do ảnh hưởng của bão số 3. Đại diện Tỉnh Đoàn Thái Nguyên cho biết, ngay sau khi thiên tai xảy ra, Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc thành lập nhanh các nhóm thông tin tại các thôn, xóm thông qua nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook nhằm cập nhật kịp thời tình hình.
Đoàn viên, thanh niên tổ chức tuyên truyền các dấu hiệu xảy ra lũ quét, sạt lở đất xung quanh nơi ở và khu vực sản xuất; cảnh báo các khu vực nguy hiểm, hạn chế di chuyển trong mưa lũ như ngầm tràn, cầu, cống hoặc các đường giao thông có nguy cơ gây mất an toàn... Đặc biệt là cung cấp số điện thoại cứu hộ, cứu nạn tại địa phương để đoàn viên, thanh niên và người dân liên hệ trong tình huống khẩn cấp.
Toàn tỉnh Thái Nguyên thành lập, huy động trên 180 đội hình thanh niên tình nguyện địa phương, thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân ứng phó, hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh cho biết, hiện Hà Nội có 13 quận, huyện đang bị ngập, có xã ngập hoàn toàn. Thành Đoàn đã huy động được hơn 1,2 tỉ đồng để ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
“Do đặc thù là ngõ nhỏ, phố nhỏ, nên chúng tôi phải huy động vận động viên bơi lội và xuồng bơi thì mới vào tiếp cận để di chuyển người dân ra khỏi vùng ngập lụt”, chị Chu Hồng Minh chia sẻ.
Thanh niên tình nguyện Hà Nội hỗ trợ người dân di dời tài sản khỏi vùng ngập lụt
Xung kích tình nguyện giúp người dân sớm ổn định cuộc sống
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Ngọc Lương bày tỏ sự chia sẻ, lời chia buồn sâu sắc với các tỉnh, thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ.
“Ban Bí thư T.Ư Đoàn luôn đau đáu, lắng nghe và hướng về cơ sở, về bà con vùng bão, lũ”, anh Lương nói và biểu dương các tỉnh, thành Đoàn đã chủ động xung kích, tham gia bằng nhiều công việc cụ thể một cách hiệu quả vào công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão, lũ.
Anh Nguyễn Ngọc Lương – Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của các tỉnh, thành Đoàn, anh Lương cho biết T.Ư Đoàn sẽ nhanh chóng phân bổ nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến các địa phương, góp phần giúp bà con sớm ổn định cuộc sống.
Đến nay, T.Ư Đoàn đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo liên quan đến việc phòng chống bão, lũ, có những định hướng rất rõ; ngày 10/9 T.Ư Đoàn cũng phát động tuổi trẻ cả nước tham gia ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Một số đơn vị như Hội đồng Đội T.Ư, Hội LHTN Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ, báo Tiền Phong, báo Thanh niên… đã chủ động bước đầu kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và vận chuyển nhu yếu phẩm tiếp sức người dân.
Anh Lương đề nghị các tỉnh, thành Đoàn bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo T.Ư, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, cũng như tinh thần 2 văn bản chỉ đạo của T.Ư Đoàn để tham gia một cách tích cực, vừa đảm bảo tinh thần xung kích tình nguyện của thanh niên, vừa đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt, yếu tố an toàn phải đặt lên trên hết.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành Đoàn phải nắm chắc tình hình, diễn biến để kịp thời phổ biến, cảnh báo các nguy cơ, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Duy trì tốt đội hình thanh niên tình nguyện, thăm hỏi, chia sẻ động viên, hỗ trợ di dời hiện vật... Về việc tiếp nhận các nguồn lực, anh Lương lưu ý, các đơn vị cần công khai, minh bạch, đảm bảo đầy đủ các thủ tục, bảo quản nguồn và phân chia nguồn lực kịp thời, đến đúng nơi đang cần.
Anh Lương cũng yêu cầu các tỉnh, thành Đoàn thường xuyên cập nhật tình hình, nắm chắc địa bàn, khu vực, đối tượng mình phụ trách; khảo sát chính xác nhu cầu cấp bách, cũng như lâu dài của địa phương.
Ghi nhận, đánh giá cao nhiều tỉnh, thành Đoàn trên cả nước lập đội hình tình nguyện ra miền Bắc hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ, anh Lương lưu ý, các tỉnh, thành Đoàn phối hợp chặt chẽ với địa phương từ thời gian, địa bàn, phương thức hoạt động, nội dung triển khai đến việc ăn, ở, làm sao mỗi đội hình đến sẽ vào việc ngay, đạt hiệu quả cao và có độ lan toả.
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hỗ trợ 2,9 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ 11/09/2024 Tuổi trẻ Đà Nẵng tiếp sức người dân vùng ngập lụt miền Bắc 11/09/2024 Câu lạc bộ xuồng hơi Hà Nội vào tâm lũ hỗ trợ người dân 11/09/2024 Tuổi trẻ tỉnh Thái Nguyên nỗ lực giúp người dân vượt qua bão lũ 11/09/2024Giới trẻ
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII
Giới trẻ
Trại huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội ở Lạng Sơn
Giới trẻ
Tình nguyện viên thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con vùng lũ lụt
Giới trẻ
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm việc với Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Giới trẻ
Đăng thảo luận