Chiều 7/10, tại cuộc họp báo Chính phủ, phóng viên báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tránh bất cứ việc gì, dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết.
Vậy giải pháp gì để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, hướng đến kiến tạo môi trường, không gian phát triển thông qua việc xây dựng thể chế?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long trả lời tại họp báo. Ảnh: Như Ý
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm.
Với tinh thần này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết, trong đó, từng bộ ngành rà soát các thể chế liên quan tới lĩnh vực ngành mình quản lý để phân cấp cho địa phương hoặc giữa Chính phủ giao các bộ ngành thực hiện.
Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi các luật, ban hành nghị quyết, đồng thời bổ sung, thay thế nhiều nghị định. Thủ tướng đã ban hành 19 quyết định và các bộ, ban, hành ban hành 8 thông tư có nội dung liên quan tới đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Tuy nhiên theo ông Long, việc sửa đổi việc phân cấp phân quyền không chỉ nằm ở một văn bản mà nhiều văn bản nên tiến độ rà soát, đề xuất trình sửa đổi còn chậm.
Mặt khác, một số bộ, ngành còn tâm lý nể nang né tránh, ngại phân cấp xuống địa phương vì lo chưa đảm bảo thực hiện được. Do đó, Thủ tướng tiếp tục có chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Về các giải pháp, Thứ trưởng Nội vụ nói, vừa qua, Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát và xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật.
Khi rà soát, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đề xuất, thực hiện việc sửa đổi kịp thời 1 luật sửa nhiều luật; yêu cầu các cơ quan chủ trì khi xây dựng luật cần giao thẩm quyền đúng tinh thần "cấp nào làm, cấp đó chịu trách nhiệm, rõ người, rõ việc".
Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, hiện nay Bộ Nội vụ đã tham mưu với Chính phủ sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Ông Long cũng nhấn mạnh đến tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10, đó là khi đã phân cấp, phân quyền, địa phương quyết định thì địa phương làm và chịu trách nhiệm.
"Bộ Nội vụ đang xây dựng hồ sơ đề nghị sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức địa phương để tiếp thu tinh thần này và sửa quy định chung liên quan tới nguyên tắc phân cấp, phân quyền và tiến tới phân định thẩm quyền, quy định rõ cái gì trung ương làm, cái gì địa phương làm", ông Long cho hay.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ điểm nghẽn trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, Chính phủ giao cho Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính tập trung khẩn trương xây dựng 3 luật để sửa đổi các luật trong lĩnh vực này và sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Theo ông Long, thực tế, một số luật chuyên ngành hiện quy định thẩm quyền của Chính phủ để quyết một số vấn đề cụ thể dẫn đến tình trạng một số việc nhỏ vẫn đưa lên Chính phủ để thông qua. "Vấn đề này đang được nghiên cứu để làm rõ", ông Long cho hay.
Thủ tướng: Không có lý do gì mà không phân cấp, phân quyền 07/10/2024 Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội về bộ máy, cán bộ, biên chế 25/08/2023 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai 14/02/2022Xã hội
Một số cán bộ xã, phường ở Hà Nội làm đơn xin thôi nhiệm vụ
Xã hội
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc
Xã hội
Bản tin 8H: Văn phòng Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Nhịp sống phương Nam
Trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về công tác cán bộ
Xã hội
Đăng thảo luận