Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định vừa tiếp nhận hiện vật lịch sử là khẩu súng K54 do bà Nguyễn Thị Định tặng nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Mai vào năm 1967.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử của nữ biệt huyền thoại  第1张

Khẩu súng K54 do bà Nguyễn Thị Định, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tặng nữ biệt động Nguyễn Thị Mai năm 1967 - Ảnh: TTXVN

Sáng 20-10, tại tư gia bà Nguyễn Thị Mai (1943-2024) - nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định của đơn vị biệt động 90C (phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM), Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trang trọng tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật lịch sử là khẩu súng K54 do Anh hùng lực lượng vũ trang, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tặng bà Nguyễn Thị Mai tại Hội nghị Chiến sĩ thi đua toàn Miền năm 1967.

Nữ biệt động Nguyễn Thị Mai, với biệt danh "Con thoi sắt", đã trở thành một huyền thoại của lực lượng biệt động thành Sài Gòn - Gia Định khi mưu trí, dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để đưa cán bộ, chiến sĩ và vận chuyển tài liệu, vũ khí từ Hóc Môn, Củ Chi vào nội thành Sài Gòn trong những năm 1960.

TIN LIÊN QUAN
  • Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử của nữ biệt huyền thoại  第2张

    Ngắm các hiện vật quý giá trước ngày khánh thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

  • Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử của nữ biệt huyền thoại  第3张

    Tour du lịch khám phá những dấu ấn của Biệt động Sài Gòn

  • Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử của nữ biệt huyền thoại  第4张

    Đề xuất xếp hạng di tích đối với Garage Biệt động Sài Gòn

Bà cũng là người trực tiếp tham gia nhiều trận chiến oanh liệt rạng danh những chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bà cũng đã từng 3 lần bị bắt.

Cùng với đồng đội trong đội biệt động 90C, nữ biệt động Nguyễn Thị Mai đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Cuối năm 1967, bà Nguyễn Thị Mai vinh dự được bầu chọn tham dự Hội nghị Chiến sĩ thi đua toàn Miền và đã được Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định tặng khẩu súng K54, như một lời khen tặng cho những chiến công của người nữ chiến sĩ biệt động 90C.

Sau khi tiếp nhận khẩu súng K54 do gia đình bà Nguyễn Thị Mai trao tặng, ông Trần Vũ Bình - người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (con trai cố Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lai) cho biết:

"Chúng tôi rất xúc động khi đúng vào kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận một hiện vật lịch sử rất có giá trị, đó là khẩu súng do một nữ thiếu tướng Anh hùng huyền thoại trao tặng cho một nữ chiến sĩ biệt động thành".

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử của nữ biệt huyền thoại  第5张

Ông Trần Vũ Bình (bìa trái), người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định và bà Nguyễn Thị Bích Hoa, trưởng phòng nghiệp vụ Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tiếp nhận hiện vật lịch sử do thân nhân cố chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Mai trao tặng

Trân trọng cảm ơn gia đình bà Nguyễn Thị Mai sau hơn 50 năm gìn giữ kỷ vật đã trao lại cho bảo tàng, ông Trần Vũ Bình cho biết Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định cam kết sẽ tiếp tục gìn giữ, bảo quản hiện vật lịch sử này.

Ngày 27-8-2023, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đặt tại 145 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM, thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lai, chính thức nhận quyết định trở thành bảo tàng ngoài công lập của TP.HCM.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định hiện là bảo tàng duy nhất về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Nơi đây lưu giữ một số bộ sưu tập, hiện vật lịch sử gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong những năm qua, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là điểm đến văn hóa lịch sử được yêu thích của người dân, du khách khi đến với TP.HCM, đặc biệt là các bạn trẻ và du khách nước ngoài quan tâm tới lực lượng biệt động thành Sài Gòn - Gia Định với những chiến công đã trở thành huyền thoại của lực lượng này trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân miền Nam Việt Nam.