Nhiều chung cư ở Hà Nội đã chủ động lắp đặt hệ thống chống tràn, tích trữ sẵn sàng nhiều bao cát để chống ngập hầm trước tình hình mưa lũ, ngập lụt diễn biến phức tạp.
Ghi nhận của PV VietNamNet, tại chung cư Eco Green City (huyện Thanh Trì), trong ngày 10/9, đơn vị quản lý toà nhà hối hả đóng sẵn những bao cát, chủ động các phương án bảo vệ hầm xe tránh bị ngập nước.
Chung cư Eco Green City đóng sẵn hàng chục bao cát. Ảnh: Eco GreenAnh L.B., cư dân chung cư này cho biết, trước cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn về nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, tầng hầm của một số tòa nhà khu chung cư, nhà dân, nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội có thể ngập sâu, cư dân đã thống nhất chủ động các phương án để phòng tránh rủi ro.
“Dù hiện nay, khu vực chưa bị ảnh hưởng nhưng với tình trạng mưa to có thể kéo dài, việc chủ động vẫn là cần thiết. Các chung cư hiện nay hầu hết đều trang bị máy bơm chống ngập cho tầng hầm chung cư, tuy nhiên việc chuẩn bị những bao cát có thể linh động trong nhiều trường hợp từ chặn cửa hầm đến chặn cửa kính ở các sảnh tránh trường hợp gió to xảy ra”, anh B. nói.
Tại chung cư Đại Kim Building (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), việc tích trữ nhiều bao cát đặt ngay cạnh các cửa hầm lên xuống cũng đã được thực hiện.
Nhiều bao cát được đặt ngay cạnh các cửa hầm chung cư Đại Kim Building. Ảnh: X.NTừ ngày 9/9, nước sông Nhuệ dâng cao, tràn lên đường, khu dân cư khiến nhiều khu vực tại quận Hà Đông ngập sâu. Nhiều chung cư trên địa bàn quận không chỉ chuẩn bị các bao cát mà còn lắp đặt hệ thống chống tràn cảm biến ngay tại cửa hầm như tại chung cư Văn Phú Victoria (phường Phú La).
Những bao cát đóng sẵn đã được chuẩn bị tại chung cư Văn Phú Victoria... Ảnh: CDCC Chung cư còn lắp đặt hệ thống chống tràn cảm biến ngay tại cửa hầm. Ảnh: Ảnh: CDCCChị Trà My, cư dân chung cư Goldmark City (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ, chung cư nằm trong khu vực ảnh hưởng của sông Nhuệ nên cư dân cũng rất lo lắng khi nước sông lên cao. Công tác phòng chống ngập cũng đã được cư dân chủ động thực hiện trước tình hình mưa lũ, ngập lụt diễn biến phức tạp.
Các bao cát được chuẩn bị tại khu Park, vịnh Aquabay, khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Ảnh: Lê ThuýỞ khu đô thị Geleximco (Hoài Đức, Hà Nội), ngay từ trước cơn bão Yagi, người dân đã cấp tập bê bao cát để chặn cửa tầng hầm tránh mưa to bị ngập nước. Nhiều hộ làm tấm ngăn hầm bằng inox…
Bao cát, tấm ngăn bằng inox... được người dân sử dụng tránh hầm bị ngập nước. Ảnh: C.N Ô tô nối đuôi nhau thành hàng dài tại khu vực sân chung cư Thanh Hà (huyện Thanh Oai). Ảnh: Thế QuangTại một số chung cư, để tránh ô tô bị ngập nước trong tầng hầm chung cư, cư dân đã chủ động đỗ ôtô lên chỗ cao. Thậm chí, nhiều người đưa phương tiện lên sân chung cư để giảm thiểu rủi ro.
Vì sao kính cao ốc đổ sập, vỡ vụn trong cuồng phong bão Yagi?Bão số 3 Yagi quét qua đã cảnh báo nhiều nguy hiểm khôn lường về chất lượng xây dựng các công trình hiện nay. Không mở hé cửa hoặc cửa sổ căn hộ chung cư khi gió bãoMột số ý kiến cho rằng việc mở cửa có thể làm giảm chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia xây dựng, khi có gió bão lớn, không được mở cửa. Cài thuốc nổ giật sập cao ốc hư hỏng nặng do bãoChỉ trong 20 giây, toàn bộ toà nhà 22 tầng ở Mỹ đã bị giật sập bằng thuốc nổ sau 4 năm hư hại do cơn bão Laura làm hư hỏng.
Đăng thảo luận