Việc tăng giá điện tác động thế nào đến các hộ tiêu dùng điện, khách hàng nào phải trả tăng tiền điện nhiều nhất?

Giá điện tăng lên 2.103 đồng/kWh, người dùng phải trả thêm bao nhiêu?  第1张

Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam - Ảnh: NGỌC AN

Chiều 11-10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức họp công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. 

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân được quyết định điều chỉnh tăng thêm 4,8% (là mức điều chỉnh tăng thuộc thẩm quyền của EVN). Như vậy, giá điện tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Giá điện tăng từ hôm nay: EVN nói gì, khách hàng nào phải trả tăng tiền điện nhiều nhất? - Video: NGỌC AN

Hộ gia đình tăng chi phí ít nhất 13.800 đồng

Ông Nguyễn Xuân Nam - phó tổng giám đốc EVN - cho hay cơ sở tăng giá điện là theo quyết định 05 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

"Thực tế tính toán có mức tăng cao hơn nhiều, nhưng Chính phủ đã cân đối hài hòa các yếu tố an sinh xã hội, giảm tác động đến đời sống nhân dân và nền kinh tế nên quyết định mức tăng 4,8%" - ông Nam nói. 

  • Giá điện tăng lên 2.103 đồng/kWh, người dùng phải trả thêm bao nhiêu?  第2张

    EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng, do đâu?ĐỌC NGAY

Về tác động của việc tăng giá điện đến các khách hàng, phó tổng giám đốc EVN đã thông tin cụ thể. 

Trong đó, khách hàng sinh hoạt sử dụng điện ở mức từ 200kWh/tháng trở xuống có 17,4 triệu hộ (31%), mỗi tháng sẽ tăng thêm 13.800 đồng. Mức tăng này không ảnh hưởng lớn. 

Mức sử dụng điện trên 200 - 300 kWh/tháng, sẽ có chi phí tăng thêm bình quân 32.000 đồng/tháng. 

Với hộ sử dụng điện từ 300 - 400 kWh/tháng, mức tăng thêm là 47.000 đồng. Các hộ sử dụng từ 400 kWh trở lên có mức tăng thêm là hơn 62.000 đồng.

Với khách hàng kinh doanh dịch vụ (547.000 khách hàng), mỗi hộ trả thêm bình quân là 247.000 đồng. 

Còn với hộ sản xuất là 1,921 triệu khách hàng, mức tăng này sẽ làm tiền điện tăng lên 499.000 đồng/tháng; khách hàng xí nghiệp là 691.000 khách hàng, tăng thêm 91.000 đồng.

Sẽ áp dụng thí điểm giá hai thành phần cuối năm nay

Với hộ nghèo và hộ chính sách, sẽ thực hiện nhất quán theo quyết định 28 của Thủ tướng. Mỗi hộ được Chính phủ hỗ trợ tương đương 30 số, tương đương 62.800 đồng/tháng. 

Theo ông Nam, chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ các đối tượng khó khăn.

Về CPI, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng 0,04%. Đây là mức thấp đã được Chính phủ và các bộ ngành cân đối, tránh ảnh hưởng CPI và nền kinh tế.

Ông Nam cho biết từ năm 2023 chỉ số giá than và khí tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2021. Đến năm 2024, do xung đột Nga - Ukraine, dẫn tới làm cho thị trường than và khí, tỉ giá tăng. Cụ thể than tăng 73%, trong nước tăng 35%, khí và tỉ giá cũng tăng.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về việc giải quyết thế nào trước bài toán lỗ là tăng giá, hoàn thiện cơ chế thị trường điện và cơ chế giá điện, ông Trần Việt Hòa - cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho rằng việc điều chỉnh giá điện cũng dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn. 

Trong đó nghị quyết 55 nêu rõ hướng tới giá năng lượng theo thị trường. Vì vậy thời gian qua cơ quan quản lý nhà nước đã phối hợp và rà soát chính sách, như quyết định 28 về cơ cấu giá bán lẻ điện bình quân, nghiên cứu áp dụng giá điện hai thành phần. 

Ông Hòa cho hay đây là xu thế của thế giới, nhưng do điều kiện từng quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có cách áp dụng khác nhau, nên khi Việt Nam đánh giá phân tích cần kỹ lưỡng và có tính khoa học.

"Hiện quyết định 28 đã trình Thủ tướng. Cơ chế giá điện hai thành phần đề án nghiên cứu đã hoàn thành và áp dụng trên một số tỉnh, thành, triển khai vào cuối năm 2024 khi có kết quả báo cáo Chính phủ" - ông Hòa nói.