Ngày 26/9, ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho hay, đơn vị vừa có báo cáo về việc rà soát quy trình, thủ tục, quy chế… về đấu giá quyền sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã.

Sở Tài Nguyên và Môi trường thừa nhận những tồn tại, hạn chế liên quan đấu giá đất trên địa bàn trong thời gian qua. 

"Xuất hiện tình trạng người tham gia đấu giá không có nhu cầu để ở, đấu giá nhằm mục đích kinh doanh "đầu cơ". Đồng thời tình trạng trả giá cao hơn giá thị trường để trúng đấu giá sau đó không nộp tiền trúng đấu giá (bỏ tiền đặt cọc), nhằm mục đích "làm giá", "thổi giá" gây nhiễu loạn giá thị trường vẫn chưa được kiểm soát triệt để", lãnh đạo Sở TN-MT nêu. 

Hà Nội "gặp khó" khi ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất  第1张

Lô đất đấu giá gần đường Vành đai 4 ở Hoài Đức, Hà Nội, có lô giá trúng đấu lên tới 133 triệu đồng/ m2. Ảnh: Phạm Hưng.

Lý giải về sự chênh lệch giữa giá đất do UBND TP.Hà Nội quy định và giá đất giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường, lãnh đạo Sở TN-MT cho hay, hiện thành phố đang áp dụng bảng giá đất theo Quyết định số 30 ngày 31/12/2019 do UBND TP.Hà Nội ban hành (áp dụng từ ngày 1.1.2020 - 31.12.2024); Quyết định số 20 sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 30.

Việc xây dựng, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất trước khi luật Đất đai 2024 ra đời được căn cứ theo khung giá đất của Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định của luật Đất đai 2024, việc điều chỉnh bảng giá đất được thực hiện theo Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 của Chính phủ. Hiện tại, Sở TN-MT đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất. Do đó, chưa thể cập nhật ngay bảng giá đất sát với giá đất thực tế trên thị trường.

Đối với việc đấu giá đất để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, Giám đốc Sở TN-MT cho biết còn tồn tại nhiều trường hợp trúng đấu giá đất nhưng không thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch, bỏ đất hoang, gây khó khăn trong quản lý quy hoạch, mất mỹ quan đô thị, lãng phí nguồn lực đất đai (không đưa đất vào sử dụng).

Vừa qua, Hà Nội cũng yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở TN-MT.

UBND TP. Hà Nội đề nghị Công an thành phố xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm về đấu giá đất. Công an cũng cần đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá với các trường hợp trả giá trúng cao bất thường rồi bỏ cọc.

Thống kê của Sở TN-MT, trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo quy định.

Kết quả tổng số tiền trúng đấu giá trong 6 tháng đạt khoảng 11.013 tỷ đồng, vượt so với cả năm 2023 khoảng 9.200 tỷ đồng. Trong đó đặc biệt có quận Long Biên đã đạt gần 195 % kế hoạch (khoảng hơn 5.240 tỷ đồng), H.Mê Linh đã đạt 244% kế hoạch (khoảng hơn 1.320 tỷ đồng), huyện Phú Xuyên đã đạt 104,19% kế hoạch (khoảng gần 180 tỷ đồng)…

Tham khảo thêm

Cận cảnh khu vực lấp 6.500 m2 hồ Đống Đa vừa bị Hà Nội yêu cầu báo cáo

Hà Nội "gặp khó" khi ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất  第2张

Hà Nội yêu cầu báo cáo vụ lấp 6.500 m2 hồ Đống Đa để cải tạo

Hà Nội "gặp khó" khi ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất  第3张

Hà Nội sẽ công khai người "thổi giá", "bùng cọc" đất đấu giá

Hà Nội "gặp khó" khi ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất  第4张

Bờ sông Hồng ở Hà Nội bị sạt lở, di dời khẩn cấp nhiều hộ dân

Hà Nội "gặp khó" khi ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất  第5张