Nhà lưới công nghệ cao bị bão số 3 làm tan hoang.
Theo đó, hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do bão số 3 năm 2024, đáp ứng các điều kiện sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương sẽ được hỗ trợ.
Tiêu chí cụ thể như, có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch. UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng...
Những gốc đào cổ thụ bị ngập trong nước, héo lụi, nông dân trồng đào "khóc dở mếu dở". Ảnh: Thu Thuỷ
Ông Đỗ Đình Thời, thôn Trí Yếu, xã Đặng Cương (huyện An Dương, TP Hải Phòng) thiệt hại hàng trăm gốc đào giá trị sau bão. Ảnh: Thu Thuỷ
Mức hỗ trợ đối với lúa bị thiệt hại từ 70% trở lên, dao động ở mức 2-3 triệu đồng/ha; đối với mạ, thiệt hại từ 30-70% mức hỗ trợ, dao động từ 15-20 triệu đồng/ha, ngô và rau màu thiệt hại từ 30-70% mức hỗ trợ từ 1-2 triệu đồng/ha, cây ăn quả và cây lâu năm thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng/ha.
Đối với diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4,1 - 6 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2 - 4 triệu đồng/ha. Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con; lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1 triệu đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2 triệu đồng/con...
Đăng thảo luận