Ngày 19/9, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận đơn của ông C.X.H, trú phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành trình báo việc bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

Theo đó, nạn nhân bị một tài khoản mạng xã hội giả mạo dẫn dụ tải ứng dụng Telegram để tham gia xem phim online và bình chọn được trả phí. Đối tượng gửi một đường link và hướng dẫn nạn nhân đăng nhập tài khoản, truy cập vào trang wed xem phim và làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành thì nhận được 170.000 đồng chuyển vào tài khoản. Sau nhiều lần không rút tiền ra được các đối tượng đưa ra nhiều lý do thoái thác việc trả lại tiền đã nạp vào hệ thống.

"Làm nhiệm vụ online", lợi dụng iPhone 16 ra mắt để lừa đảo trực tuyến  第1张

Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online".

Đối với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo, tự xưng là nhân viên hỗ trợ, mạo danh các công ty uy tín. Đối tượng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc Telegram để dẫn dụ và hướng dẫn nạn nhân tham gia vào các "dự án" hoặc nhiệm vụ nạp tiền nhận hoa hồng không có thật. Đối tượng còn sử dụng chiến thuật gây áp lực và đưa ra hàng loạt các lý do để nạn nhân không thể rút được tiền ra và chặn toàn bộ liên lạc.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác trước các lời hứa hẹn về thu nhập cao, việc làm dễ dàng không cần bằng cấp. Thực hiện xác minh thông tin từ các nguồn chính thức, không tin tưởng vào những thông báo hoặc kênh thông tin không rõ ràng. 

Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu cho bất kỳ ai. Thiết lập xác thực hai yếu tố cho tài khoản trực tuyến và cập nhật mật khẩu thường xuyên. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Trong khi đó, mới đây, người dùng Mỹ cho biết họ bắt gặp nhiều quảng cáo bán điện thoại Iphone 16 với mức giá ưu đãi trên các nền tảng mạng xã hội. Thực chất, đây là những quảng cáo giả mạo, dụ dỗ người dùng truy cập nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng tạo lập các tài khoản ảo, sử dụng ảnh đại diện là logo Apple và đăng tải các bài viết với nội dung: "Đặt mua sớm Iphone 16 để nhận được nhiều ưu đãi" đính kèm đường link dẫn tới trang web giả mạo. Với việc Iphone 16 mới được công bố trong thời gian gần đây, số lượng người có nhu cầu mua sản phẩm này trở nên vô cùng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Sau khi truy cập vào những đường link, người dùng sẽ được chuyển hướng tới trang web giả mạo với giao diện gần giống với trang web chính thống của Apple. Những trang web này thường thu hút người dùng bằng những ưu đãi vô cùng lớn như giảm giá mạnh hoặc hứa hẹn giao hàng sớm. Để thực hiện đặt hàng, nạn nhân sẽ phải cung cấp các thông tin như số điện thoại, địa chỉ nhà, số thẻ ngân hàng và mã CVV để tiến hành đặt mua sản phẩm. Với thủ đoạn này, các đối tượng dễ dàng chiếm đoạt tiền mà nạn nhân không hề hay biết.

Ngoai ra, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cảnh báo hình thức lừa đảo game trực tuyến, giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội và mời trải nghiệm tiktok phiên bản mới để chiếm quyền kiểm soát thiết bị, đánh cắp thông tin và dữ liệu cá nhân.

Tham khảo thêm

Cảnh giác nhiều tin giả, kêu gọi từ thiện để lừa đảo trong đợt mưa lũ ở miền Bắc

"Làm nhiệm vụ online", lợi dụng iPhone 16 ra mắt để lừa đảo trực tuyến  第2张

Bị tòa xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cô đồng "đúng nhận sai cãi" ở Hải Dương cho rằng bị oan

"Làm nhiệm vụ online", lợi dụng iPhone 16 ra mắt để lừa đảo trực tuyến  第3张

Người dân cảnh giác nhiều tin giả, kêu gọi từ thiện để lừa đảo trong đợt mưa lũ "càn quét" miền Bắc

"Làm nhiệm vụ online", lợi dụng iPhone 16 ra mắt để lừa đảo trực tuyến  第4张