Lý do triệu chứng viêm mũi dị ứng thường trầm trọng hơn lúc giao mùa
(Dân trí) - Sự thay đổi đột ngột độ ẩm khi thời tiết giao mùa có thể khiến gia tăng các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa…, làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính và gây ra một số biến chứng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thời tiết giao mùa tác động đến triệu chứng dị ứng như thế nào?
Vào thời điểm giao mùa, khi chuyển từ mùa khô sang mùa mưa hoặc ngược lại, thường có sự biến động về nhiệt độ và độ ẩm, là tác nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ví dụ, độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho nấm mốc, mạt bụi gia tăng phát tán vào không khí và gây ra nhiều triệu chứng dị ứng. Ngược lại, độ ẩm giảm đột ngột có thể khiến da và đường hô hấp bị khô và dễ phản ứng với các chất gây dị ứng như nấm, virus, vi khuẩn…
Những biến chứng khi viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến. Các triệu chứng có thể biểu hiện nhẹ như ngứa mũi, chảy nước mũi hay hắt hơi khi giao mùa. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Biến chứng hô hấp: một trong những biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất của viêm mũi dị ứng là viêm mũi xoang mãn tính. Những người bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể xuất hiện tình trạng dày niêm mạc xoang mũi. Khi mũi bị viêm lâu ngày, dịch nhầy bị ứ đọng tạo điều kiện vi khuẩn và virus phát triển, dẫn đến viêm mũi xoang - biểu hiện nhiều triệu chứng như đau nhức vùng mặt, đau đầu dai dẳng, nghẹt mũi kéo dài và chảy mủ từ mũi.
Nhiều bằng chứng cho thấy viêm mũi dị ứng còn là nguy cơ của hen suyễn. Đặc điểm cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới tương tự, do đó có thể gây ra đáp ứng viêm giống nhau. Khi tiếp xúc với dị nguyên qua đường mũi có thể gây khởi phát tình trạng viêm ở phế quản, tăng tính đáp ứng đường thở, và xuất hiện các cơn hen. Đặc biệt, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn đối với người đã có tiền căn bị hen suyễn trước đó.
Chủ quan với viêm mũi dị ứng sẽ khiến bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Shutterstock).
Biến chứng về tai: khi vòi Eustache (nối giữa tai giữa và mũi họng) bị tắc nghẽn do dịch nhầy, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển, gây viêm tai giữa. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức mà còn có nguy cơ mất thính lực do tổn thương màng nhĩ và các xương nhỏ trong tai.
Rối loạn về giấc ngủ: viêm mũi dị ứng thường làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm, gây khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến mệt mỏi, giảm tập trung và hiệu suất công việc, học tập cũng bị suy giảm.
Vấn đề răng miệng: thở bằng miệng là hậu quả khác khi nghẹt mũi. Nếu kéo dài sẽ gây khô miệng, sâu răng, viêm lợi, viêm họng…
Suy giảm chất lượng cuộc sống và tác động tâm lý: viêm mũi dị ứng kéo dài gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và thân nhân. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng có thể gây căng thẳng, lo âu, và thậm chí là trầm cảm do cơ thể mệt mỏi, khó chịu kéo dài.
Cách để kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả
Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi nhưng có một số biện pháp giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Đầu tiên, cần xác định yếu tố gây dị ứng (dị nguyên), tránh xa các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi hoặc lông thú cưng…
Để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc xịt mũi chứa corticosteroid; thuốc xịt kháng histamin và một số loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt, ngứa và chảy mũi. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài vì có thể gây tác dụng phụ. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đi khám chuyên khoa.
Bạn đừng quên duy trì lối sống lành mạnh bằng việc ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe và miễn dịch.
Telfor đã trở thành giải pháp điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Trong điều trị bước đầu, việc sử dụng các thuốc kháng histamin như Telfor là giải pháp hiệu quả trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng. Khác với thuốc kháng histamin thế hệ cũ, Telfor là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 với thành phần chính là fexofenadine, không chỉ nhanh chóng làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi mà còn không gây buồn ngủ do không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Telfor mang lại tác dụng kéo dài lên tới 24 giờ nên phù hợp với những người có lối sống năng động hay cần sự tập trung cao.
Telfor được sản xuất bởi DHG Pharma.
Telfor của DHG Pharma được chứng minh tương đương sinh học so với biệt dược gốc, sản xuất theo tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo chất lượng sản phẩm tới từng viên. Sản phẩm cũng đa dạng về hàm lượng, bao gồm Telfor 60mg, Telfor 120mg, Telfor 180mg giúp điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng bệnh, kể cả những người có chức năng thận kém.
Nhờ đó, Telfor không chỉ kiểm soát nhanh và hiệu quả các triệu chứng mà còn mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái và dễ chịu suốt ngày dài.
Đăng thảo luận