Làng Nủ là câu chuyện ám ảnh với nhiều người về mức độ khốc liệt của thiên tai, nhưng cũng là minh chứng sinh động về tình quân dân, nghĩa đồng bào khi cả hệ thống chính trị, toàn dân chung tay giúp người dân nơi đây sớm ổn định cuộc sống.

LỜI TÒA SOẠN

Bão số 3 Yagi với cường độ mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản, sinh kế và tâm lý người dân.

Giữa những ngày bão lũ triền miên, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã hướng về đồng bào bị thiệt hại với tinh thần “tập trung hỗ trợ cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất” cả về vật chất và tinh thần.

Và nay, tinh thần “tái thiết nhanh nhất” lại được gấp rút triển khai ở những vùng bão lũ tàn phá.

Chậm nhất ngày 31/12, người dân Làng Nủ phải có nơi tái định cư mới

Sáng 10/9, một trận lũ quét kinh hoàng ập đến khiến toàn bộ thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) bị vùi lấp bởi bùn đất. Làng Nủ đang bình yên, trong phút chốc rơi vào thảm cảnh khi có 57 người chết, 10 người còn mất tích. 

Ngay sau khi nắm thông tin vụ việc, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tức tốc vào hiện trường để chỉ huy việc khắc phục hậu quả. Trước cảnh tượng tang thương khi gần 40 nóc nhà bị xóa sổ, tiếng khóc mẹ tìm con, em bé bơ vơ tìm người thân... ông Trường đã không kìm nổi nước mắt.

"Trong gần 100 năm qua, đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai hứng chịu hậu quả do thiên tai lớn đến như vậy, đặc biệt là thiệt hại về con người vô cùng lớn", ông Trường thốt lên. 

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第1张 Khối lượng lớn đất đá vùi lấp gần 40 nóc nhà thôn Làng Nủ.

Trực tiếp thị sát tại Làng Nủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Lào Cai cần tự lực, tự cường bằng mọi khả năng của mình để ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh. Vấn đề quan trọng được Thủ tướng đặc biệt quan tâm đó là tỉnh Lào Cai cần khảo sát, xây dựng phương án sớm để lo nơi ở mới cho người dân.

“Chậm nhất đến ngày 31/12, người dân còn sống ở Làng Nủ phải có nơi để ở, sinh sống ổn định, đảm bảo môi trường sống an toàn lành mạnh. Việc này giao cho tỉnh, cấp ủy, chính quyền, vướng mắc gì cần báo cáo Chính phủ ngay”, Thủ tướng Phạm Minh Chính ấn định tiến độ tái thiết Làng Nủ.

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第2张Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi bà con, lực lượng tìm kiếm tại thôn Làng Nủ. Ảnh: Thạch Thảo

Dồn lực tái thiết bền vững

Chỉ hơn 1 tuần sau trận lũ quét kinh hoàng, từ mệnh lệnh của Thủ tướng, tỉnh Lào Cai cùng các đơn vị tài trợ đã khảo sát, bố trí mặt bằng, thi công khu tạm cư Làng Nủ. Khu tạm cư với 25 nhà tạm đã hoàn thành và đi vào hoạt động giúp giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của nhân dân sau thiên tai.

Khu tạm cư Làng Nủ được làm "thần tốc" là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, lực lượng xây dựng, quân đội, dân phòng, thanh niên cùng sự hỗ trợ kịp thời từ Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup. 

Giải quyết nhu cầu bức thiết trước mắt về nhà ở, tỉnh Lào Cai bắt tay vào việc chọn một nơi ở lâu dài, an toàn cho người dân thôn Làng Nủ. Hành động này được thực hiện nhanh chóng, dứt khoát trên cơ sở đồng thuận của người dân. 

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第3张Khu nhà ở tạm cư cho người dân Làng Nủ trong thời gian xây dựng khu tái định cư mới. Ảnh: Vingroup

Chiều tối 15/9, năm ngày sau trận lũ quét, một cuộc họp thôn Làng Nủ được tổ chức để biểu quyết chọn vị trí xây mới Làng Nủ. 100% người dự cuộc họp đã đưa cánh tay lên để cùng chọn một nơi ở mới cho ngôi làng đã bị nhấn chìm bởi bùn đất. Vị trí được chọn là khu đồi Sim, cách làng cũ khoảng 2km; khu đất này có địa hình cao, rộng rãi, an toàn, thuận lợi bố trí hạ tầng giao thông, điện nước. 

Ngay sau cuộc họp trên, hàng loạt máy móc, nhân lực đã căng đèn làm ngày, làm đêm để trước 31/12 năm nay, 40 mái nhà bị lũ xoá sổ ở Làng Nủ sẽ được hồi sinh. Câu chuyện an cư cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai gần như đã được giải quyết. 

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên khẳng định: Việc tái thiết lại Làng Nủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời điểm hiện tại. Theo ông Bảo, được sự quan tâm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh và sự chung tay hỗ trợ của các mạnh thường quân, việc tái thiết, xây dựng khu tái định cư mới cho nhân dân thôn Làng Nủ có nhiều thuận lợi.

Ông Bảo cho biết thêm, cùng với việc xây dựng khu tái định cư mới, việc bố trí, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, tạo kế sinh nhai bền vững cho bà con cũng được lên kế hoạch và gấp rút thực hiện. 

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第4张Khu vực đồi Sim - nơi xây dựng khu tái định cư Làng Nủ. Ảnh: Đức Hoàng

Lũ quét kinh hoàng qua thôn Làng Nủ đã để lại khung cảnh tang thương, nỗi đau sẽ còn hằn in trong tâm trí những người ở lại. Từ chuyện tái thiết ở Làng Nủ, tỉnh Lào Cai đã áp dụng mô hình tái thiết tại huyện Bắc Hà - địa phương ghi nhận số người chết và mất tích lên đến 18 người. 

Mô hình "tái thiết Làng Nủ" được kích hoạt tại thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà) được triển khai nhanh chóng. Khu tái định cư Nậm Tông được khởi công ngày 22/9 nằm trên khu đồi cao, rộng gần 4ha, cách bản định cư cũ gần 2km. Khu tái định cư sẽ đáp ứng chỗ ở cho 70 hộ dân với diện tích tối thiểu mỗi hộ khoảng 300m2. 

Song song với xây dựng các điểm tái định cư, trong 2 tuần dồn lực, các lực lượng đã hỗ trợ di chuyển được 6.254 hộ với 26.514 khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Kiên cường vực dậy sau những mất mát lớn 

Sau hơn 20 ngày hứng chịu đợt mưa lũ, sạt lở lớn nhất trong lịch sử, tỉnh Lào Cai đã thực hiện việc chuyển trạng thái từ phòng, chống sang khắc phục, phục hồi và tái thiết trên tất cả các lĩnh vực với điều kiện và tình hình mới.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Lào Cai, mưa lũ ước tính gây thiệt hại cho tỉnh hơn 6.641 tỷ đồng. Các hệ thống, kết cấu hạ tầng giao thông, nhà máy thủy điện và diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Do đó, tái thiết và khôi phục các hoạt động trên các lĩnh vực trọng yếu như giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp... được ưu tiên hàng đầu. 

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第5张Lào Cai dồn lực thông các tuyến đường sau sạt lở. Ảnh: XĐ

Theo thống kê sơ bộ của UBND tỉnh Lào Cai, chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ do tỉnh quản lý, đã có hơn 2.000 điểm sạt lở. Đến thời điểm hiện tại vẫn còn 6 vị trí vẫn đang bị chia cắt, di chuyển khó khăn.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lào Cai cho biết, Sở cùng các nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ và doanh nghiệp thi công xây dựng đang tập trung nhân lực, máy móc và thiết bị để san gạt đất đá, chướng ngại vật để sớm đưa các tuyến giao thông trở lại hoạt động bình thường.

Về năng lượng, trong đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Lào Cai đã có 26 nhà máy thủy điện bị hư hỏng hạng mục công trình, phải dừng phát điện. Sau thời gian dồn lực khắc phục, đến thời điểm hiện tại đã khôi phục hoạt động được 10 nhà máy nâng tổng số các nhà máy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai lên 58/74 nhà máy.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, trên 568 ha ruộng lúa đã bị thiệt hại do lũ. UBND tỉnh Lào Cai đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm giải pháp hỗ trợ các loại giống cây trồng để tỉnh kịp thời hỗ trợ nông dân triển khai vụ đông... 

Những giải pháp cấp bách và giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài đã và đang được tỉnh Lào Cai triển khai đồng bộ để nhân dân vượt qua nỗi đau thiên tai và kiên cường vực dậy sau những mất mát to lớn.

Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第6张

Giọt nước mắt người cha mất 3 con nhỏ ở Làng Nủ ngày chia tay bộ đội

Giây phút chia tay bộ đội rời thôn Làng Nủ, anh Hoàng Văn Thới đã không kìm được những giọt nước mắt. Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第7张

Cận cảnh khu tạm cư mới của người dân Làng Nủ

Sau quá trình thi công "thần tốc", khu tạm cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã hoàn thành. Đây là nơi người dân Làng Nủ ở trong thời gian chờ xây khu nhà mới. Mệnh lệnh tái thiết sau thiên tai nhìn từ Làng Nủ  第8张

Thầy Nguyễn Xuân Khang nhận ‘nuôi’ đến năm 18 tuổi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ

Mong muốn của thầy Nguyễn Xuân Khang khi nhận nuôi tất cả trẻ Làng Nủ thoát nạn trong vụ lũ quét vừa qua là phần nào bù đắp, giúp các em tiếp tục được học hành để tương lai không còn “mờ mịt”.