Một mình thoát ly khỏi gia đình, lên thành phố, không có tiền, nhưng tôi vẫn tìm ra cách để tồn tại và tiếp tục giấc mơ học đại học.
Trả lời cho câu hỏi "Gia đình không chu cấp, học đại học bằng cách nào?", tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân, hy vọng có thể góp thêm một gợi ý để các bạn trẻ có thể tìm được giải pháp cho mình.
Năm tôi học cấp ba, gia đình gặp nhiều biến cố và mình đã rơi vào trầm cảm nặng. Đến năm cuối cấp, tôi thậm chí còn từng có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc bỏ nhà đi. Tuy nhiên, sau khi khóc một trận đến 'cạn nước mắt', nỗi uất ức trong tôi dần tan biến. Tôi đã thấy nhẹ nhàng hơn và quyết tâm chuẩn bị để chờ ngày thoát ly khỏi gia đình.
Lúc vào đại học, tôi đã quyết định chọn trường đại học Sư phạm để có thể tự lo cho bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ từ gia đình. Lúc đó, sinh viên trường Sư phạm được miễn học phí nên tôi cũng không phải quá lo về tiền học. Sau kỳ học đầu tiên, mỗi tháng tôi còn nhận được học bổng. Nhờ biết gói ghém nên tôi cũng đủ ăn cả tháng.
Sau đó, tôi tìm tòi đi dạy thêm, làm gia sư. Ban đầu, tôi chỉ kèm một học sinh, mỗi tuần ba buổi, tiền công chỉ được 300.000 đồng một tháng (năm 2000). Tôi dồn sức dạy bé từ một học sinh yếu trở thành học sinh khá, giỏi, và ngày càng có nhiều học sinh tìm đến hơn. Hai năm sau, tôi đã kiếm được hai, ba triệu đồng mỗi tháng nhờ vào việc dạy kèm.
>> Gần 20 năm đổi ba đại học nhưng vẫn làm trái ngành
Ngoài ra, cuối tuần, tôi còn nhận làm các việc vặt trong mấy khu biệt thự như: dọn vườn, dọn cỏ, trồng cây, sơn tường... Suy nghĩ của tôi lúc ấy rất đơn giản, đó là: "Làm hai ngày cuối tuần để đủ tiền cơm cho cả tuần". Thế là tôi chấp nhận làm đủ thứ việc, dù nặng nhọc đến mấy. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên thoải mái và tích cực hơn nhiều.
Bên cạnh đó, sau khi trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng tôi còn để dư được một khoản kha khá để gửi về gia đình, giúp cha mẹ lo cho mấy đứa em ở nhà ăn học tử tế. Thế nên việc gia đình không chu cấp không có nghĩa là con đường vào đại học phải khép lại.
Hy vọng các bạn trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ không từ bỏ giấc mơ vào đại học. Vẫn luôn có cách dành cho những người có đủ quyết tâm. Có như vậy, sau này nhìn lại, bạn sẽ không phải hối tiếc mà còn tự hào về những thử thách mình đã vượt qua".
Từ đầu năm nay, trần học phí đại học công lập chưa tự chủ là 1,2-2,4 triệu đồng một tháng, cao hơn mức 0,98-1,43 triệu đồng trước đó. Khối ngành Y - Dược tăng mạnh nhất (71,3%). Trần học phí các khối ngành khác tăng dao động 20-30%. Riêng nhóm khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, mức tăng là 15,8%. Đến năm học 2026-2027, mức này tăng lên 1,7-3,5 triệu đồng một tháng.
- 'Bạn bỏ đại học cuộc sống như mơ, tôi cử nhân vẫn đi ở trọ'
- Con thích học Bách Khoa nhưng bố mẹ ép thi Sư Phạm
- 'Sống sót sau cuộc sa thải hàng loạt nhờ có bằng cấp'
- Không bằng cấp nhưng lương 'đè bẹp' mấy người bạn tốt nghiệp đại học
- Hai bằng đại học nhưng tôi 'chẳng được tích sự gì'
- Có nhà, có xe sau 8 năm tốt nghiệp đại học
Đăng thảo luận