Thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển

Tới dự sự kiện có ông Bùi Huy Vĩnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Trần Duy Đông - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố và đông đảo du khách thập phương.

Thông tin về quá trình hình thành và phát triển 120 năm thị trấn Tam Đảo, bà Vũ Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo cho biết, Tam Đảo nằm ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển. Năm 1904, một phái đoàn quân sự được Phủ Toàn quyền Đông Dương giao nhiệm vụ tìm trong dãy núi Tam Đảo gần Thủ đô Hà Nội một địa điểm thuận lợi cho việc đặt trạm nghỉ mát mùa Hè. Trong quá trình tìm kiếm, khi tìm ra và xây dựng nên Tam Đảo, người Pháp đã gọi đó là hòn ngọc Đông Dương.

“Sau đó, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định số 1467 ngày 27/10/1904, triển khai xây dựng công trình Khu điều dưỡng Tam Đảo. Năm 1906, Phủ Toàn quyền Đông Dương ra quyết định xây dựng thị trấn Tam Đảo một khách sạn với mục đích nghỉ dưỡng, đồng thời dần biến nơi đây thành địa điểm tráng lệ bậc nhất Đông Dương” - bà Vũ Thị Bích Ngọc cho biết.

Vĩnh Phúc: ra mắt sản phẩm du lịch “Dấu ấn mùa Đông” tại Tam Đảo  第1张 Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo Vũ Thị Bích Ngọc thông tin về quá trình 120 năm hình thành và phát triển của thị trấn Tam Đảo. Ảnh: Lương Giang

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, thị trấn Tam Đảo tiếp tục trải qua nhiều thời kỳ lịch sử. Ngày 18/11/1966, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 198-CP về việc thành lập thị trấn Tam Đảo trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 26/1/1968, Quốc hội ban hành Nghị quyết 504/NQ-QH về việc hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, thị trấn Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 178-CP về việc sáp nhập thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên. Ngày 9/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tam Đảo, theo đó chuyển thị trấn Tam Đảo về huyện Tam Đảo mới.

Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, thị trấn Tam Đảo vinh dự được 3 lần đón Bác Hồ về thăm và làm việc. Đến nay, sau 120 năm, Tam Đảo đã từng bước khẳng định vị thế của khu du lịch quốc gia và được tổ chức du lịch thế giới bình chọn là "Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới" các năm 2022 và 2023.

Xây dựng Tam Đảo trở thành khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp

Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Tam Đảo luôn phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm xây dựng thị trấn ngày càng phát triển và là điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện của mỗi du khách.

Là một địa bàn đặc trưng, với tài nguyên du lịch hấp dẫn, ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, hùng vĩ; thị trấn Tam Đảo có lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch, là khu du lịch quốc gia giàu bản sắc, đang từng bước vươn tầm quốc tế.

Đến Tam Đảo, du khách cũng sẽ cảm nhận được thời tiết 4 mùa trong một ngày mà không nơi nào có được: buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nắng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, về đêm có đôi chút lạnh giá của mùa đông. Du khách không phải đi xa mà đến với thị trấn Tam Đảo để cảm nhận không khí như trời Âu xa xôi thu nhỏ chỉ cách Hà Nội một giờ di chuyển.

Vĩnh Phúc: ra mắt sản phẩm du lịch “Dấu ấn mùa Đông” tại Tam Đảo  第2张 Đến thị trấn Tam Đảo, du khách được tận hưởng khí hậu 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong một ngày. Ảnh: Lương Giang

Theo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 6/2/2024 và Quy hoạch chung đô thị loại IV của huyện Tam Đảo, huyện Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo được định hướng và tập trung phát triển trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng có đẳng cấp của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Để thực hiện được mục tiêu đó và tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo cũng như thị trấn Tam Đảo đã, đang và sẽ đặc biệt quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực để xây dựng thị trấn Tam Đảo trở thành khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp không chỉ của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, mà còn là điểm đến của nhiều du khách quốc tế.