YênBái - Giai đoạn 2021-2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt xây dựng đầu tư 17 ngành nghề trọng điểm.

Yên Bái xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho kỷ nguyên 4.0  第1张 Một giờ học Vận hành máy thi công nền tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

>> Yên Bái phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

>> Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao  Những năm qua, Yên Bái đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy, đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0, liên kết đào tạo những lĩnh vực mà xã hội, doanh nghiệp cần, nhất là lực lượng có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.
Giai đoạn 2021-2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt xây dựng đầu tư 17 ngành nghề trọng điểm (gồm: 2 nghề trọng điểm quốc tế; 3 nghề trọng điểm ASEAN, 12 nghề trọng điểm quốc gia). Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái là 1 trong 40 trường được đầu tư để trở thành trường đào tạo nghề chất lượng cao của cả nước đến năm 2025.
Những năm qua, bám sát nhu cầu phát triển cũng như định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, nhà trường đã xây dựng và tổ chức đào tạo các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu xã hội như: công nghệ ô tô, gia công và thiết kế sản phẩm mộc, điện công nghiệp, vận hành máy thi công nền, chăn nuôi thú y...
Ông Đỗ Duy Thái - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái cho biết: "Nhà trường đã được phê duyệt đầu tư đào tạo 1 nghề đạt cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xưởng, bồi dưỡng đội ngũ tuyển dụng, giảng viên; tích cực liên kết, phối hợp với doanh nghiệp… Đến nay, nhà trường đã nhận chuyển giao chương trình đào tạo cấp độ ASEAN cho 3 nghề; 1 nghề cấp độ quốc tế; 1 nghề cấp độ quốc gia. Lộ trình đến năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện mở lớp và tuyển sinh đủ các ngành nghề theo các tiêu chuẩn cấp độ từ quốc gia đến khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.
Để phát triển các trường đào tạo nghề chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, tỉnh đã tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và định hướng phát triển ngành nghề đào tạo; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo thực hành cho người học. Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã đầu tư tổng kinh phí trên 48 tỷ đồng cho 6 cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN thường xuyên cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo bảo đảm theo quy định. Chương trình đào tạo ngày càng được xây dựng bảo đảm đủ khối lượng kiến thức, gia tăng kỹ năng, đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, cập nhật được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới của ngành nghề đào tạo và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Đồng thời, các cơ sở GDNN còn tăng cường hợp tác với doanh nghiệp thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tập và đánh giá kiến thức, kỹ năng được đào tạo của học sinh, sinh viên. Tiêu biểu như: Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đang hợp tác với trên 20 doanh nghiệp để tổ chức thực tập và đánh giá kiến thức, tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm với thu nhập ổn định đạt từ 80-90%…
Có thể thấy, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại… hạn chế tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp trong thời đại mới.
Từ nhiều năm nay, trung bình mỗi năm, Yên Bái đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 20.000 người. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo hết năm 2024 ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 38,4%. Đặc biệt, tháng 8/2024, tỉnh đã ban hành Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2024-2030 với các giải pháp, cơ chế, chính sách rõ ràng để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng nghề, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. Tính riêng trong 10 tháng năm 2024, tỉnh đã đưa 543 lao động đi xuất khẩu lao động…
Hoài Anh

Tags Yên Bái kỷ nguyên số doanh nghiệp sản phẩm mộc điện công nghiệp