Type 1 or more characters for results.

Tin mới cập nhật: 2024-05-02T08:04:17

Thứ tư, 17/4/2024, 14:47 (GMT+7)

Vũ khí Nga có thể giúp Iran củng cố lưới phòng thủ trước Israel

Quan hệ ngày càng thân thiết với Nga giúp Iran sở hữu nhiều vũ khí đủ sức đối phó nếu Israel tung đòn không kích đáp trả, theo giới chức Mỹ.

Tháng 32023, Viện Thiết kế Chế tạo máy (NPP) Start của Nga mời 17 quan chức Iran thăm nhà máy sản xuất ở thành phố Yekaterinburg. Đây là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế bệ phóng và thiết bị mặt đất cho các tổ hợp tên lửa hiện đại nhất của Nga, bao gồm cả hệ thống phòng không tầm xa S-400.

Các email của quan chức Iran bị rò rỉ hồi tháng 2 mô tả chuyến thăm là “cơ hội để giới thiệu những tiềm năng về khoa học và kỹ thuật, cũng như các sản phẩm mà Moskva có thể cung cấp cho Tehran”.

Chưa rõ hoạt động này có dẫn đến hợp đồng mua bán vũ khí nào giữa hai bên hay không. Tuy nhiên, các quan chức tình báo Mỹ nhận định đây là một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác chiến lược giữa Moskva và Tehran trong hai năm qua, cũng là yếu tố đáng kể mà Israel phải tính đến nếu muốn trả đũa quân sự nhằm vào Iran sau vụ tập kích bằng UAV, tên lửa của Tehran cuối tuần trước.

Xe chở đạn kiêm bệ phóng của hệ thống S-300PMU-2 Iran duyệt binh ở Tehran hồi năm 2017. Ảnh: AFP

Xe chở đạn kiêm bệ phóng của hệ thống S-300PMU-2 Iran duyệt binh ở Tehran hồi năm 2017. Ảnh: AFP

Hàng loạt quan chức tình báo Mỹ, châu Âu và Trung Đông giấu tên cảnh báo công nghệ quân sự của Nga có thể tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng Iran, giúp nước này đối phó với những khí tài hiện đại nhất của Israel như tiêm kích tàng hình F-35I và tên lửa đạn đạo.

Nga và Iran bắt đầu hợp tác quân sự từ năm 2001, song dừng lại vào tháng 32016 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cấm xuất khẩu vũ khí thông thường và công nghệ liên quan đến hệ thống triển khai vũ khí hạt nhân đến Iran, cũng như cấm quốc gia Trung Đông xuất khẩu vũ khí.

Điều này bắt đầu thay đổi từ cuối năm 2022, khi Nga bắt đầu triển khai máy bay không người lái (UAV) tự sát Geran có hình dáng giống dòng Shahed-136131 do Iran phát triển để tập kích các mục tiêu ở Ukraine. Iran khi đó thừa nhận đã cung cấp UAV Shahed cho Nga, nhưng nói rằng chúng được chuyển giao trước khi chiến sự Ukraine bùng phát.

Nhà Trắng hồi giữa năm ngoái nhận định Nga và Iran mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng “ở mức độ chưa từng thấy”. Moskva và Tehran dường như đang tiến hành nhiều dự án hợp tác, trong đó có mở nhà máy sản xuất UAV tự sát tầm xa tại Nga, chia sẻ công nghệ chống gây nhiễu, đánh giá theo thời gian thực với các vũ khí chuyên đối phó lực lượng Ukraine trang bị khí tài chuẩn NATO.

“Đây không còn là quan hệ mua bán một chiều với cán cân nghiêng về phía Nga nữa. Iran giờ đây hưởng lợi từ sự thay đổi này, khi quan hệ hợp tác hai bên không còn là mua sắm vũ khí, mà là chia sẻ công nghệ, kiến thức”, Hanna Notte, chuyên gia tại Trung tâm James Martin về Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí ở Mỹ, nhận xét.

Các quan chức tình báo Mỹ nói rằng Nga cũng thúc đẩy những thỏa thuận gồm cung cấp tiêm kích hạng nặng Su-35S để hiện đại hóa lực lượng không quân Iran, dần thay thế những phi đội chiến đấu cơ F-14A đời cũ. Moskva dường như cũng cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình vệ tinh do thám và tên lửa đẩy của Tehran.

Thứ trưởng Quốc phòng Iran Mehdi Farahi tháng 112023 tuyên bố nước này đã hoàn tất thỏa thuận mua sắm tiêm kích Su-35S, trực thăng tấn công Mi-28 và máy bay huấn luyện do Nga sản xuất. Tehran đã tiếp nhận loạt máy bay Yak-130 chuyên dùng huấn luyện phi công cho tiêm kích hiện đại, triển khai chúng tại căn cứ Shahid Babaei ở miền trung đất nước.

Máy bay huấn luyện Yak-130 Iran trong hình ảnh công bố hồi tháng 9/2023. Ảnh: Tasnim

Máy bay huấn luyện Yak-130 Iran trong hình ảnh công bố hồi tháng 92023. Ảnh: Tasnim

Iran từ lâu cũng tìm mua các hệ thống tên lửa phòng không Nga để bảo vệ cơ sở hạt nhân, căn cứ quân sự trước những đòn không kích tiềm tàng từ Mỹ và Israel.

Nga hồi năm 2007 đồng ý cung cấp 5 hệ thống phòng không tầm xa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran, nhưng hoãn kế hoạch này vào năm 2010 để đáp ứng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đến năm 2016, Moskva chuyển giao 4 hệ thống S-300PMU-2 Favorit với tổng cộng 16 bệ phóng cho Tehran.

Tehran nhiều khả năng đang tìm cách sở hữu hệ thống S-400 có tính năng vượt trội so với S-300, nhất là khả năng phát hiện và đánh chặn máy bay tàng hình.

Nga từng triển khai tên lửa S-400 để bảo vệ các căn cứ đồn trú tại Syria. Nhiều chuyên gia phương Tây cảnh báo những khẩu đội này vẫn luôn được coi là “mối đe dọa chết người tiềm tàng” đối với máy bay Mỹ và Israel hoạt động trong không phận Syria.

“Nếu được bàn giao, các loại tên lửa phòng không và radar chống tàng hình do Nga sản xuất có thể biến không phận Iran thành khu vực nguy hiểm hơn nhiều so với trước. Nếu Israel quyết định đáp trả bằng biện pháp quân sự, các trận giao tranh sẽ diễn ra trên không phận Iran, nơi Tehran nắm lợi thế chiến đấu trên sân nhà”, Can Kasapoglu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson ở Mỹ, cảnh báo.

Ngay cả khi chưa có hợp đồng mua bán tên lửa S-400 nào được thực hiện, Iran vẫn có thể hưởng lợi từ hoạt động chia sẻ công nghệ của Nga và âm thầm củng cố năng lực quân sự mà không đánh động phương Tây. “Chúng ta có thể chưa nhìn thấy hết mọi thứ đang diễn ra”, David Albright, chủ tịch Viện Khoa học và An ninh Quốc tế ở Mỹ, nêu quan điểm.

Vũ Anh (Theo Washington Post)

Mỹ, Anh trừng phạt Iran

Mỹ, Anh áp lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân, tổ chức liên quan chương trình UAV của Iran, đáp trả nước này tấn công Israel cuối tuần trước.

Iran có thể xét lại 'học thuyết hạt nhân' để đối phó Israel

Một chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nói Tehran có thể xét lại "học thuyết hạt nhân", sau khi bị Israel dọa tấn công đáp trả.

ECB cảnh báo về kế hoạch dùng tài sản Nga viện trợ Ukraine

Chủ tịch ECB Lagarde cảnh báo phương Tây dùng tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ Ukraine có thể làm xói mòn trật tự thế giới.

Nước châu Phi trục xuất ba nhà ngoại giao Pháp nghi 'hoạt động lật đổ'

Burkina Faso trục xuất ba nhà ngoại giao Pháp với cáo buộc có "hoạt động lật đổ" và yêu cầu rời đi trong vòng 48 giờ.

Iran nói không muốn leo thang căng thẳng khu vực

Ngoại trưởng Iran cho biết đã nói với Mỹ rằng Tehran không muốn leo thang căng thẳng khu vực sau cuộc tập kích chưa từng có vào Israel tuần trước.

Thủ tướng Đức hối thúc các nước EU chuyển Patriot cho Ukraine

Thủ tướng Scholz kêu gọi các nước EU gửi thêm cho Kiev hệ thống phòng không Patriot như Berlin đã làm, nhằm giúp Ukraine đẩy lùi các đợt tấn công của Nga.

Đức bắt nghi phạm định đánh bom căn cứ quân sự Mỹ

Giới chức Đức bắt hai nghi phạm ở thành phố Bayreuth với cáo buộc thăm dò nhiều địa điểm, trong đó có căn cứ Mỹ, để tấn công phá hoại.

Nga tập kích hạ tầng thiết yếu ở tỉnh miền tây Ukraine

Ukraine tuyên bố bắn hạ 13 UAV tự sát Nga, trong khi chức tỉnh Ivano-Frankivsk thông báo mảnh vỡ phi cơ gây cháy tại một số khu vực.

Giám mục Sydney tha thứ cho thiếu niên đâm dao

AustraliaGiám mục bị đâm dao khi thuyết giảng ở nhà thờ Sydney cho biết ông đang hồi phục rất nhanh và tha thứ cho thiếu niên đã tấn công mình.

Hàng nghìn người Indonesia sơ tán vì núi lửa liên tục phun trào

Lực lượng cứu hộ Indonesia chạy đua sơ tán hàng nghìn người sau khi núi lửa phun trào 5 lần, trong khi chính quyền cảnh báo nguy cơ sóng thần.