Sự phát triển hạ tầng giao thông chưa tương xứng với nhu cầu đi lại dẫn đến tình trạng quá tải nhiều đường ở TP.HCM. Trong đó, Cách Mạng Tháng Tám và Cộng Hòa dẫn đầu top 10 đường chịu 'áp lực' nhất.

Đường Cách Mạng Tháng Tám, Cộng Hòa thuộc top 10 đường chịu ‘áp lực’ nhất TP.HCM  第1张

Xe cộ chen chúc lên cầu vượt Cộng Hòa, giao lộ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU TUẤN

TP.HCM là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông lớn, giao lưu quốc tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, nơi này luôn tập trung đông người dân và xe cộ. Mặc dù nhiều công trình giao thông đã được xây dựng, nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương xứng, dẫn đến tình trạng quá tải nhiều con đường như Cách Mạng Tháng Tám, Cộng Hòa, Trường Chinh...

  • Đường Cách Mạng Tháng Tám, Cộng Hòa thuộc top 10 đường chịu ‘áp lực’ nhất TP.HCM  第2张

    Nhiều giải pháp giải quyết điểm đen tai nạn giao thông cầu vượt Hoàng Hoa ThámĐỌC NGAY

Trả lời Tuổi Trẻ Online về tình hình giao thông, lượng xe qua các tuyến đường hiện nay, Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết lượng xe cộ đi lại ngày càng tăng cao, trong khi hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa hình thành theo đúng quy hoạch.

Những con số thống kê thời gian qua cho thấy rõ điều này. Mật độ đường giao thông đầu năm 2021 là 2,2km/km2, cuối năm 2023 là 2,38km/km2. 

Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đầu năm 2021 là 12,2%, cuối năm 2023 là 13,88% (theo nghị định 11/2010/NĐ-CP là 24 - 26%).

Đồng thời, thông qua dữ liệu đo đếm, lượng xe cộ tại 100 vị trí, dữ liệu phỏng vấn hộ gia đình về phát sinh và thu hút chuyến đi, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã mô phỏng dự báo giao thông để có cái nhìn tổng thể về bức tranh giao thông, lượng xe phân bổ trên các tuyến đường đang chịu áp lực rất lớn.

Cụ thể top 10 đường chịu tải lớn nhất TP.HCM như sau:

STT

Tên khu vực

Mức phục vụ

khả năng thông hành %

Lưu lượng PCU/h

1

Cách Mạng Tháng Tám

F

147

7714.56

2

Cộng Hòa

F

142

16763.1

3

Nguyễn Hữu Thọ

F

137

7189.76

4

Âu Cơ

F

134

7032.32

5

Hoàng Văn Thụ

F

130

15346.5

6

Quang Trung

F

126

6612.48

7

Điện Biên Phủ

F

123

11092.14

8

Lý Thường Kiệt

F

120

25190.4

9

Trường Chinh

F

118

6192.64

10

Cầu Kênh Xáng

F

118

13929.9

Bảng số liệu này căn cứ theo khả năng thông hành tại tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 13592 -2022 đường đô thị - yêu cầu thiết kế, Sở Giao thông vận tải TP.HCM lý giải cụ thể hơn, ví dụ đường Cách Mạng Tháng Tám và Cộng Hòa với lượng xe nêu trên ở mức độ mục vụ F.

Hai tuyến đường này đã vượt quá khả năng phục vụ của tuyến đường, xuất hiện dòng xe đi chậm và ùn tắc xe tại các giao lộ trong một số thời gian giờ cao điểm. Với các tuyến đường còn lại cũng đã vượt quá khả năng, chịu áp lực lớn.

Đường Cách Mạng Tháng Tám, Cộng Hòa thuộc top 10 đường chịu ‘áp lực’ nhất TP.HCM  第3张

Xe cộ đông đúc tại vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) - Ảnh: CHÂU TUẤN

6 cấp phục vụ của tuyến đường

Theo Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM, khả năng phục vụ của một tuyến đường là hệ số giữa lượng xe có thể đi lại trong một tuyến đường theo điều kiện nhất định (dựa trên chiều dài, rộng và điều kiện hạ tầng của đường giao thông, môi trường - PV) so với lượng xe thực tế đang đi lại hằng ngày, hằng tháng.

Hiện nay hầu hết các tuyến đường được thiết kế dựa trên mức phục vụ, được chia làm 6 cấp khác nhau. Trong đó, đường Cộng Hòa thuộc loại đường phố chính đô thị (thuộc cấp C, mức độ khai thác tốt nhất dưới 80% khả năng phục vụ của tuyến đường).

Một số tuyến đường trục chính có mức phục vụ lớn hơn 100%, nghĩa là đang chịu áp lực về giao thông rất lớn, đã vượt xa so với các tiêu chuẩn khi thiết kế xây dựng. Việc này khiến dòng xe mất ổn định, khi xảy ra một sự cố nhỏ trên đường cũng rất dễ dàng gây ra tình trạng ùn tắc.