Ngày 19/10, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận trường hợp bé trai Đ.N.K. (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp. Theo bệnh sử, trước khi nhập viện trẻ được người nhà chăm sóc, bổ sung men vi sinh dạng uống. Tuy nhiên, do sơ ý người nhà đã lấy nhầm lọ thuốc trị mụn cóc có hình dạng tương tự hình dạng và màu sắc của ống men vi sinh.
Ngay sau khi uống, bệnh nhi bị nôn ói và khó thở, trẻ được chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu sau đó tiếp tục chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã chuyển bé đến khoa Hồi sức Tích cực Chống độc hỗ trợ hô hấp để tránh nguy hiểm tính mạng.
Sự nhầm lẫn giữa men vi sinh và thuốc trị mụn cóc của người nhà khiến trẻ rơi vào nguy kịch
Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ đã chỉ định cho trẻ nội soi đường thở và nội soi thực quản cấp cứu. Trên hình ảnh camera nội soi, các bác sĩ phát hiện vùng họng của trẻ bị sung huyết, lở loét, thanh quản phù nề gây bít tắc đường thở, thực quản của trẻ bị bỏng độ II.
BS Lý Phạm Hoàng Vinh, khoa Tai Mũi Họng cho biết, bệnh nhi đã được đặt ống sonde nuôi ăn trực tiếp qua dạ dày và tiến hành điều trị nội khoa để kiểm soát tình trạng bỏng thực quản. Sau khi được điều trị tích cực, tình trạng của bé đã ổn định, rút được nội khí quản nhưng chưa thể ăn uống qua miệng mà phải tiếp tục nuôi ăn qua sonde dạ dày trong thời gian dài. Bệnh nhi có nguy cơ đối mặt với biến chứng hẹp thực quản, cần phải tiếp tục điều trị và nong thực quản trong trường hợp cần thiết.
Theo phân tích chuyên môn của BS Hoàng Vinh, thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại kiềm, chỉ sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, có thể gây biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ cảnh báo, ngoài trường hợp trên, mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận cấp cứu khoảng 15 đến 20 trường hợp trẻ em bị bỏng thực quản do uống nhầm a xít hoặc kiềm. Uống nhầm hóa chất chẳng những để lại di chứng kéo dài cho bệnh nhi mà chi phí điều trị rất tốn kém tạo gánh nặng cho gia đình.
Để tránh tai nạn tương tự có thể xảy ra, BS Hoàng Vinh khuyến cáo các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại hóa chất dưới dạng dung dịch, không để lẫn lộn hóa chất với thuốc, nước uống. Các loại hóa chất cần đựng trong chai lọ chuyên dụng, ghi rõ nhãn mác và để ngoài tầm tay của trẻ em. Trường hợp trẻ không may uống nhầm hóa chất, người nhà cần đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Đau bụng vật vã suốt 3 tuần vì căn bệnh cực hiếm gặp trên toàn thế giới 17/10/2024 4 ca tử vong vì bệnh sởi, dịch đang tăng nhanh ở phía Nam 16/10/2024 Dùng robot phẫu thuật cứu cụ bà U90 bị ung thư đại tràng 16/10/2024Sức khỏe
Vỡ túi phình mạch máu não, người phụ nữ gục xuống khi đang nấu cơm
Sức khỏe
Thực phẩm rã đông có bị mất chất và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh?
Sức khỏe
Bình Định ghi nhận ca bệnh tử vong do nhiễm Cúm A/H1pdm
Sức khỏe
Sức khỏe và diện mạo của bạn như thế nào khi 60 tuổi?
Sức khỏe
Đăng thảo luận